Tầm ảnh hưởng William_Shakespeare

Cống hiến của Shakepeare in đậm dấu ấn lên kịch nghệvăn chương các thế hệ sau. Ví như ông đã phát triển kịch nghệ cả về xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữthể loại. Cho tới trước vở Romeo và Juliet, lãng mạn không được xem là đề tài giá trị đối với bi kịch. Độc thoại đã từng được sử dụng chủ yếu để truyền đạt thông tin về nhân vậtsự kiện nhưng Shakespeare đã sử dụng nó để khám phá tâm trí nhân vật. Tác phẩm của Shakepeare ảnh hưởng sâu sắc tới thi ca thế hệ sau. Rõ ràng, ông vĩ đại hơn hẳn các nhà viết kịch lớn của Pháp trước thời ông như Racine hay Molière.[19] Những nhà thơ trường phái lãng mạn đã nỗ lực để làm sống lại kịch thơ Shakespeare, dù đạt được rất ít thành công. Nhà phê bình Gorge Steiner phát biểu rằng tất cả các vở kịch thơ từ Coleridge đến Tennyson chỉ là những "phiên bản mờ nhạt viết dựa trên các chủ đề của Shakespeare". Tuy nhiên, vào thế kỷ XVIII, đại văn hào nước PhápVoltaire (FranÇois-Marie Arouet, 16941778) – khi phân tích về kịch nghệ của Shakespeare cũng như những nhà soạn kịch nổi tiếng khác – đã phê phán ông, theo đó ông chỉ đáng được tôn vinh tại Anh:[20]

Ông ta là một tên man rợ giỏi tưởng tượng; ông ta viết vài tác phẩm được ca tụng, nhưng những tuyệt tác của ông ta không thể được trình diễn ở một nơi nào ngoại trừ Luân Đôn và Canada. Đó không phải là dấu hiệu tốt đối với nền văn học của một quốc gia, vì những tuyệt tác của quốc gia ấy chỉ được trình diễn thành công trên mỗi chính quốc mà thôi. Không có bất kỳ một tuyệt tác nào của Shakespeare đã được trình diễn ở nước ngoài.
— Voltaire

Voltaire cũng bảo Shakespeare là "quái vật" tuy nhiên, bảo đại văn hào Pháp không bao giờ biết khen ngợi ông thì thật sai lầm. Voltaire luôn luôn cho rằng, ông là một nhà soạn kịch "có bản chất cao đẹp, mặc dù tởm lợm". Thời đó, Quốc vương Friedrich II (tức Friedrich Đại Đế, 17121786) – vị đại anh quân của nước Phổ và cũng chính là bạn thân của Voltaire[21] chỉ có thể đọc Shakespeare bằng các bản dịch tiếng Pháp. Vào năm 1780, xuất bản tác phẩm "De la littérature allemande". Qua đó, ông phê phán "các tác phẩm ghê tởm" của Shakespeare:[22][23]

Những trò hề nực cười, chỉ diễn được trên vùng đất hoang vu Canada, vi phạm những quy tắc của kịch nghệ.
— Friedrich II Đại Đế[24]

Vị Quốc vương này chỉ trích Shakespeare còn thậm tệ hơn cả Voltaire: "Làm sao đống tác phẩm quái đản nửa đê tiện nửa cao thượng, nửa bi thảm nửa hài hước, lại thu hút ai được?"[25] Song, Shakespeare đã ảnh hưởng lên những nhà viết tiểu thuyết Thomas Hardy, William FauknerCharles Dickens. Dickens thường trích dẫn Shakespeare, có thể rút ra 25 trong số các tựa tác phẩm của ông là lấy từ các tác phẩm của Shakespeare. Ngay từ thế kỷ XVIII, dù bị một đại anh quân nước Phổ và một đại văn hào nước Pháp phê phán dữ dội, trớ trêu thay, Shakespeare lại truyền cảm nền văn hóa nghệ - thuật khắp châu Âu, và trớ trêu hơn nữa - ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với nền văn nghệ Đức, nhà thơ Johann Gottfried Herder đã tán dương tài năng viết kịch của ông "như thần thánh".[26] Như doanh nhân nước Đức Ludwig Reiners (1896 - 1957) viết vào năm 1952, các đại văn hào Đức thời Friedrich II Đại Đế đã "bắt chước những vở kịch tồi tệ, nhảm nhí và chán ngắt của Shakespeare".[27] Trước tình cảnh đó, Quốc vương Friedrich II Đại Đế – với thái độ công kích nền văn hóa Đức (kể cả tác phẩm duy nhất mà ông biết của đại thi hào Goethe chịu ảnh hưởng của Shakespeare[25]) – lại phải viết:[28]

...Có thể thông cảm cho Shakespeare vì ông ta sống trong cái thời đại chẳng mấy phát triển của nền văn hóa Anh. Tuy nhiên, những người đương thời của Trẫm và Các Khanh mà lại tiếp bước những sai lầm của ông ta thì thật không thể tha thứ được - Trẫm lấy một ví dụ là tác phẩm "Götz von Berlichingen" của cậu Goethe - một sự bắt chước kinh tởm đối với những vở kịch Anh dở ẹc kia...'
— Friedrich II Đại Đế